Lỗi trang phục khó chấp nhận trong phim cổ trang

2/08/2021 06:03:00 SA

 Nhiều bộ phim cổ trang có kinh phí đầu tư lớn vẫn mắc lỗi trang phục ngớ ngẩn vì không tìm hiểu kỹ lưỡng.




Theo Fashion History Timeline, bộ phim Elizabeth I: The Golden Age mắc những sai sót lớn về trang phục. Theo hình ảnh ghi lại, nữ hoàng Elizabeth I là người hâm mộ của ren đắt tiền, đá quý. Nhà thiết kế trang phục phim đã giảm thiểu phần nhìn và tập trung vào nội dung. Tuy nhiên, điều này làm nhiều người thấy bất bình vì không tái hiện chân thực hình ảnh nữ hoàng sang trọng.



Ngoài ra, trang phục của nữ hoàng trong phim bỏ qua chi tiết quan trọng là farthingale - khung rộng phẳng, đeo bên dưới tạo độ phồng lớn, vật dụng không thể thiếu của quý tộc trong thời kỳ hoàng kim. Trang phục nữ diễn viên Cate Blanchett được làm mềm mại hơn nhưng không tái hiện được lịch sử. Giải Oscar cho Thiết kế trang phục đẹp nhất cũng làm nhiều người thấy không hài lòng.



Giống với Elizabeth I: The Golden Age, bộ phim The Other Boleyn Girl có Scarlett Johansson đóng chính không tái hiện được sự hào nhoáng của thời đại hoàng kim. Thay vì sử dụng khung farhingale, đội ngũ thiết kế lại dùng crinoline để tạo hình dạng váy phồng, đặc trưng trang phục của những thế kỷ sau.



Màu xanh lá cây trong The Other Boleyn Girl cũng khiến nhiều chuyên gia thấy ''ngứa mắt''. Trước thế kỷ 19, thợ dệt chỉ sử dụng hai màu xanh lam và vàng để tạo nên mùa xanh lá cây, chất lượng nhuộm cũng không được đẹp như mong muốn. Vì vậy, phụ nữ trong thời đại Tudors hiếm khi có cơ hội diện những bộ váy có màu đẹp tự nhiên như ngọc lục bảo. Việc xanh ngọc lục bảo trở thành màu chủ đạo của phim khiến nhiều người thấy khó hiểu.



Marry Queen of Scots lấy bối cảnh thế kỷ 16, tuy nhiên phần lớn trang phục trong phim lại làm từ vải denim - phát minh của thế kỷ 19, theo Vogue. Theo nhà thiết kế trang phục Alexandra Byrne, nhân vật trong phim trông gần gũi hơn khi sử dụng chất liệu vải thô, bộ phim cũng trông tươi sáng hơn thay vì sử dụng chất liệu cũ.



Trong bộ phim Cleopatra, nhiều chi tiết như váy liền, áo lót, giày cao gót, kiểu tóc tổ ong... đều không tái hiện giống với những gì được miêu tả trong lịch sử. Tuy nhiên, đội ngũ thiết kế đã làm khán giả hài lòng khi một mình nhân vật Cleopatra mặc đến 38 bộ trang phục khác nhau, con số ấn tượng với bộ phim được thực hiện từ năm 1963.



Bộ phim Vanity Fair lấy bối cảnh nước Anh thế kỷ 19, nơi những gam màu pastel đang thịnh hành, những màu sáng chỉ là điểm nhấn trên trang phục. Tuy nhiên, đội ngũ thiết kế đã làm ngược lại. Xuyên suốt toàn bộ phim, khán giả chỉ nhận thấy nhân vật chính diện đồ sáng màu như cách thể hiện địa vị, tham vọng của nhân vật.



Shakespeare in Love là bộ phim có nội dung hư cấu nhưng vẫn lấy bối cảnh đời thực là thời kỳ của Elizabeth. Để không làm phân tán sự chú ý của khán giả về diễn xuất của nhân vật, đoàn làm phim thường tối giản hóa trang phục hết mức có thể. Tuy nhiên, điều này thường không làm hài lòng người xem khó tính, nhất là những khán giả đam mê phim cổ trang.



Trong bộ phim Dangerous Beauty, nhân vật chính thể hiện hình ảnh thiếu nữ mềm mại thông qua trang phục có tay áo phồng, xếp li mềm mại. Ngoài ra, nhân vật nữ trong phim cũng gây chú ý với những chiếc áo corset bó chẽn, tạo cảm giác hoài cổ cho tác phẩm.



Dangerous Beauty lấy bối cảnh Venice thế kỷ 16. Trên thực tế, phụ nữ thời đại này không mềm mại như những gì diễn ra trên phim. Họ phải mặc những chiếc áo nịt ngực bằng kim loại phía bên ngoài đồ lót. Nó giúp phụ nữ quý tộc giai đoạn đấy định hình phần thân trên, đồng thời là biểu trưng cho sự quyền lực và giàu có.

Theo zing.vn
Xem thêm:

Tin liên quan

Tin khác